Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

Lạm phát Trung Quốc thấp nhất trong 5 năm

Lạm phát nước này tháng 11 chỉ là 1,4%, cho thấy dấu hiệu yếu kém trong nền kinh tế lớn nhì thế giới.


Số liệu này thấp hơn so với 1,6% hồi tháng 10 và cũng là thấp nhất từ tháng 11/2009. Trước đó, giới phân tích dự báo lạm phát Trung Quốc là 1,6%.
Chỉ số giá sản xuất (PPI) cũng giảm mạnh hơn dự kiến, với 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tháng thứ 33 liên tiếp chỉ số này đi xuống, do thị trường bất động sản nguội lạnh kéo theo nhu cầu các mặt hàng công nghiệp giảm sút. Trước đó, các nhà kinh tế dự đoán PPI tháng 11 chỉ giảm 2,4%.
Sau thông tin này, thị trường chứng khoán Trung Quốc ngay lập tức lao dốc. Sáng nay, Shanghai Composite mất 1,5%, Hang Seng giảm 0,5% và chỉ phục hồi về cuối phiên.
china-cpi-6020-1418207982.jpg
Trung Quốc ngày càng bộc lộ nhiều dấu hiệu sa sút kinh tế. Ảnh: AFP
Những số liệu trên cho thấy kinh tế Trung Quốc đang suy giảm mạnh hơn dự kiến. Dariusz Kowalczyk - nhà kinh tế học tại Credit Agricole cho biết một phần nguyên nhân là giá hàng hóa và thực phẩm tại Trung Quốc thấp, nhưng nhu cầu nội địa cũng đã yếu đi.
"Việc này có thể sẽ khiến các nhà hoạch định chính sách nới lỏng tiền tệ hơn nữa. Chúng tôi cho rằng Trung Quốc cũng sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong ngắn hạn, có khả năng ngay tháng này", ông cho biết trên Reuters.
Tháng trước, Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã bất ngờ nâng lãi suất cơ bản lần đầu tiên trong hơn 2 năm, để thúc đẩy hoạt động tại nền kinh tế lớn nhì thế giới. Dù vậy, PBOC khẳng định họ sẽ không thay đổi lập trường chính sách "thận trọng" hiện tại.

Sếp nữ Korean Air từ chức bởi vì làm chậm chuyến bay

.Hãng hàng không Hàn Quốc Korean Air hôm qua ra thông báo Phó chủ tịch của họ, bà Heather Cho sẽ từ chức. 

Vì một túi hạt mắc ca, nữ thừa kế và cũng là Phó chủ tịch hãng hàng không Korean Air đang chuốc lấy sự bất bình của dư luận

Sự việc diễn ra sau làn sóng phản đối vì bà đuổi tiếp viên trưởng khỏi máy bay, khiến cả chuyến bay bị chậm giờ.

Cho-2-1114-1418124851.jpg
Bà Heather Cho (còn có tên Hàn Quốc là Cho Hyun Ah), người thừa kế kiêm Phó chủ tịch Korean Air đã phải từ chức sau khi làm chuyến bay chậm giờ vì một nguyên nhân không thuyết phục. Ảnh: The Korea Herald
Tờ Korea Herald cho biết thứ Sáu tuần trước, khi đang ngồi trên khoang hạng nhất của một chuyến bay Korean Air, bà đã lớn tiếng mắng mỏ tiếp viên vì phục vụ hạt mắc ca mà không hỏi khách có cần hay không. Vài tờ báo khác thuật rằng bà nổi giận vì tiếp viên phục vụ hạt trong gói, thay vì cho vào đĩa. Không dừng lại ở đó, bà tiếp tục yêu cầu tiếp viên trưởng trình sổ tay hướng dẫn phục vụ ra, nhưng tiếp viên tưởng không tìm thấy trong máy tính bảng. Nữ phó chủ tịch giận dữ và yêu cầu tiếp viên trưởng rời tàu bay.
Lúc này, máy bay đang đi trên đường lăn, chuẩn bị ra vị trí cất cánh. Để tiếp viên trưởng xuống, phi công phải cho máy bay quay lại, khiến cả chuyến chậm 11 phút.
Sau khi sự việc xảy ra, làn sóng phản đối bà Cho lan trên báo chí Hàn Quốc cũng như các mạng xã hội. Dù hãng hàng không lý giải quản lý chất lượng là nhiệm vụ của bà Cho, nhiều người cho rằng lý do chậm chuyến không thuyết phục. Có hành khách còn khẳng định nếu bà Cho không rời khỏi công ty, họ sẽ không bao giờ mua vé Korean Air nữa.
cho-1-1853-1418124852.jpg
Dư luận Hàn Quốc "chế" ảnh bày tỏ sự bất bình với sếp nữ của Korea Air.
Sau khi thông báo bà Cho phải chịu trách nhiệm về sự cố chậm chuyến và đã từ chức, Korean Air cũng xin lỗi hành khách vì sự cố lần này.
Tuy nhiên, các nhà chức trách hàng không Hàn Quốc chưa dừng lại, tiếp tục điều tra xem hành động của bà Cho có vi phạm luật hàng không hay không. "Dù bà Cho là quản lý cấp cao trong công ty, trên chuyến bay đó bà cũng chỉ là hành khách. Do đó, bà phải cư xử và được đối xử như những hành khách khác", BBC trích lời một quan chức Bộ Giao thông Hàn Quốc.
Năm nay 40 tuổi, Heather Cho là con cả của Cho Yang Ho, Chủ tịch Hanjin Group, công ty mẹ của hãng hàng không Korean Air. 

Câu cá dứa kiếm ra tiền triệu mỗi ngày

Một kg cá dứa ở vùng sông nước miền Tây hiện có giá xấp xỉ 500.000 đồng, do đó thợ câu lành nghề có thể kiếm tiền triệu chỉ sau một đêm săn bắt.

Theo ông Nguyễn Văn Hai, một thợ câu hơn 20 năm trong nghề, cá dứa thường sống ở những vùng sông rạch nước lợ - mặn, thuộc duyên hải Nam Bộ, có hình dạng giống cá tra, nhưng thịt thơm ngọt hơn nhiều.
“Ngày xưa cá dứa nhiều quá nên bắt về bán không ai mua, chỉ làm khô tặng nhau làm quà. Còn bây giờ, một kg cá dứa có giá từ 350.000 đến 500.000 đồng (tùy thời điểm), nếu may mắn chúng tôi có thể kiếm vài ba triệu sau một đêm câu”, ông Hai nói.
Ca-dua-SETOP.jpg
Cá dứa có hình dạng giống cá tra, nhưng thịt thơm ngon hơn.
Ở Cà Mau cá dứa tập trung nhiều nhất trên sông Tam Giang, còn có tên gọi khác là sông Cửa Lớn, dài 58km, nối hai vùng biển: ra biển Đông ở cửa Bồ Đề và biển Tây ở cửa Mũi Ông Trang, gần mũi Cà Mau.
Ông Trần Văn Của, bạn câu của ông Hai khẳng định, nghề nào thì không biết chứ riêng đối với nghề câu cá dứa đòi hỏi người cầm cần phải có nghệ thuật quăng mồi, con mắt quan sát luồng cá… Dụng cụ hành nghề hết sức đơn giản, chỉ với cần câu, mớ trùng cát và chiếc xuồng máy là các tay câu có thể du hí trên sông cả đêm.
Theo lời ông Của, ăn thua nhau là công đoạn móc mồi vào lưỡi câu, chọn góc đứng để quăng mồi, điểm thả mồi, rồi tùy dòng nước chảy mạnh, yếu mà người câu móc chì nặng hay nhẹ khác nhau. “Cá dứa có 'tính nết' khác với các loại cá khác, nó luôn ở dòng nước trong và luôn đi cặp, câu dính một con, lát sau thế nào con còn lại cũng cắn câu. Chúng thích ẩn mình vào các điểm có chà (những nhánh cây gỗ dưới lòng sông) hay ở những địa điểm có bãi đất dưới sông”, ông Của nói.
ca-dua-2.jpg
Dùng chỉa 3 cạnh đâm cá dứa.
Cũng theo các câu thủ, cá dứa ở vùng Cà Mau những năm trước rất nhiều. Vào khoảng tháng 8 đến tháng 12 âm lịch hàng năm, khi trái mắm bắt đầu rụng dày đặc trên sông, cá dứa đua nhau xuất hiện từng đàn, lội ngược dòng đón tìm trái mắm để ăn. “Chúng ăn đến khi nào bụng căng phình ra nổi lên mặt nước mới chịu nghỉ. Hồi đó người đi bắt cá dứa chỉ cần dùng chỉa để đâm, một đêm cũng kiếm được vài chục kg như chơi”, ông Hai hồi tưởng.
Theo lời kể của các "câu thủ" bậc thầy này thì cư dân ngày xưa làm mũi chĩa 3 cạnh dài khoảng 2-3 tấc, bằng dây thép (loại bằng chiếc đũa) mài dũa nhọn, cứ 3 mũi được buộc lại thành một chùm gọi là chĩa, mỗi mũi chĩa hướng ra một phía. Phần đuôi của cây chĩa được buộc với một sợi dây gân khá dài, cán của cây chĩa được làm bằng cây trúc hoặc cây lục bình có chiều dài từ 3- 4m. Một thợ săn có ít nhất là 10 mũi chĩa, vì khi đâm dính cá thì phải có mũi chĩa khác thay thế cho mũi chĩa đang dính trong con cá. Mỗi tốp đi “săn” chia thành 2 đến 3 xuồng, người cầm chĩa đứng trước, người chèo thuyền phía sau ngược dòng nước đón cá dứa phình bụng lên mặt nước mà đâm.
kho-ca-dua.jpg
Khô cá dứa trên thị trường đang bị làm giả nhiều.
Do cá dứa chỉ sinh sống trong tự nhiên, cộng với việc đánh bắt ngày càng tăng khiến sản lượng tụt giảm mạnh, dẫn đến trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm khô cá dứa giả.
Ông Hùng, chuyên phân phối mặt hàng thủy sản khô cho biết, cá dứa là cá tự nhiên, hiếm nên cá tươi thấp nhất cũng trên 300.000 đồng một kg, cho ra khô thành phẩm phải trên 500.000 đồng một kg. Tuy nhiên, trên thị trường đang chào bán khô cá dứa nhan nhản với giá chỉ 150.000 - 180.000 đồng một kg.
Còn bà Tư Hương, một người chuyên chế biến thủy sản ở Tiền Giang khẳng định cá dứa đánh bắt tự nhiên không có nhiều, chỉ cần bắt được lập tức mấy nhà hàng, quán nhậu đặt mua ngay với giá cao. Do đó, người mua sẽ khó tìm được cá dứa ngoài chợ.
Theo bà Hương, khô cá dứa giả thường được làm từ cá tra mua tại ao hoặc sản phẩm loại ra từ các nhà máy chế biến thủy sản, giá chỉ khoảng 25.000 đồng một kg. Sau khi lọc ra, người làm sẽ tẩy trắng, tẩm ướp gia vị rồi đem phơi khô. Bằng mắt thường sẽ khó phân biệt đâu là cá dứa thật, đâu là giả.
Theo những người có kinh nghiệm, cá dứa ngon nhất phải là ở vùng Năm Căn (Cà Mau). Nguyên liệu cá tươi sau khi được đánh bắt được chuyển ngay vào bờ trong trạng thái tươi sống, xẻ làm đôi, rồi phơi đúng một nắng giòn sẽ cho ra thành phẩm khô tuyệt hảo.

Doanh nghiệp thực phẩm đã tấn công thị trường đồ ăn tiện lợi

Bún bò Huế, cháo cá hồi, miến xào cua... nấu sẵn đóng trong hộp tiện lợi đang được các doanh nghiệp tập trung đầu tư và tung ra thị trường.


Chị Thanh, nhân viên văn phòng ở quận 1 lâu nay lo bữa ăn sáng cho cả gia đình chủ yếu bằng mì gói. Nếu muốn đổi món với bún bò Huế hay phở, hủ tiếu, sáng đó chị phải huy động cả nhà dậy sớm hơn thường lệ để kéo nhau ra quán.
Nhưng hơn một tháng nay, trong lần đi siêu thị, chị được nhân viên tiếp thị tận tay sản phẩm miến xào cua, phở, bún bò Huế... nấu sẵn đóng trong hộp. Thấy quá tiện lợi, chị Thanh mua thử 3 sản phẩm về cho cả nhà dùng và đều được các thành viên tán thưởng.
Bà Trần Thị Hòa Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre cho hay, nắm bắt nhu cầu và thói quen người tiêu dùng bận rộn, đồng thời, nhận thấy kinh doanh hàng tiện lợi đang ngày càng trở thành xu thế, đầu tháng 11, Công ty đã tung ra hàng loạt thực phẩm nấu chín thay vì chỉ sơ chế như trước đây.
Bà Bình cho biết, ý tưởng phục vụ sản phẩm tiện lợi tới tận bàn ăn của người tiêu dùng đã được Công ty xây dựng hơn một năm nay, nhưng phải đến tận tháng 11 mới bắt đầu tung sản phẩm vì muốn xây dựng kế hoạch phát triển bền vững.
bun-bo_1418143857_1418143875.jpg
Nhiều doanh nghiệp mở rộng thị phần bằng cách đẩy mạnh kinh doanh thực phẩm nấu chín. Ảnh: CT.
"Hiện nay, trên thị trường, thực phẩm đóng gói nấu chín của các doanh nghiệp trong nước hầu như mới manh nha, số ít chỉ chú tâm vào các mặt hàng quen thuộc như xúc xích, lạp xưởng, giò chả... Cho nên, với các sản phẩm mới cung cấp cho bữa ăn hằng ngày này sẽ giúp Công ty mở rộng quy mô kinh doanh và tăng thị phần", bà Bình nói.
Theo như kế hoạch, Cầu Tre cung cấp ra thị trường khoảng 30 món ăn hằng ngày của ba miền Bắc, Trung, Nam. Tuy nhiên, tới nay mới chỉ có 20 sản phẩm được bán trên toàn bộ hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện lợi như bún bò Huế, bún chả cá, cháo cá hồi, miến xào cua, xôi bắp, cơm cà ri chay... Toàn bộ các sản phẩm này được nấu chín, đóng gói, bảo quản ở nhiệt độ -18 độ C. Thời hạn sử dụng món ăn trong vòng một năm. Khi ăn khách hàng không cần rã đông, chỉ cần hâm nóng bằng lò vi sóng 4-8 phút là có thể dùng ngay. Sản phẩm được đựng trong khay nhựa đã được kiểm định nên khi hâm nóng người dùng không cần bỏ ra tô, đĩa. Các sản phẩm này có giá dao động quanh mức 20.000-40.000 đồng.
"Dù chỉ mới bán ra được hơn một tháng nhưng số lượng người tiêu dùng hưởng ứng khá cao, doanh thu khoảng 2 tỷ đồng. Nếu tình hình kinh doanh phát triển tốt, mỗi năm công ty sẽ thu được khoảng 40-50 tỷ đồng cho riêng mảng này", bà Bình cho biết.
Chưa đẩy mạnh như Cầu Tre mà chỉ mới thử nghiệm tung ra cháo dinh dưỡng nấu chín, nhưng sản phẩm của Công ty cổ phần Saigon Food được khá nhiều người tiêu dùng đón nhận giúp doanh thu từ sản phẩm này tăng trên 20%
Bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó tổng giám đốc Saigon Food cho hay, sau khi nghiên cứu thị trường về nhu cầu thực phẩm nấu chín, Công ty đang lên kế hoạch cho ra các dòng sản phẩm tiện lợi. Dù không tiết lộ tên các sản phẩm, nhưng bà Lâm dự kiến giữa năm sau sẽ có nhiều nhóm hàng mới phục vụ tận bàn ăn người tiêu dùng.
Bà Lâm cũng cho hay, đối với nhóm sản phẩm này ngoài việc đòi hỏi thực phẩm tươi ngon thì khâu chế biến cũng như bảo quản cực kỳ quan trọng, phức tạp hơn so với sản xuất sản phẩm sơ chế thông thường. Tuy nhiên, giá bán cũng sẽ được điều chỉnh ở mức cạnh tranh.
Riêng với Công ty TNHH chế biến thực phẩm công nghệ Sông Hương, đơn vị này hiện có hàng chục sản phẩm chế biến sẵn. Trong đó, các sản phẩm ăn kèm như kiệu chua ngọt, dưa muối, tai heo chua ngọt, mắm cà pháo đang hút khách. Đây cũng là ngách kinh doanh trong nhóm thực phẩm đóng gói ăn liền được đơn vị này tận dụng để mang lại doanh thu tốt cho công ty. Đại diện công ty cho biết, năm 2015, đơn vị tiếp tục mở rộng kinh doanh và chú trọng vào nhóm thực phẩm truyền thống, đặc biệt là đặc sản vùng miền.
Không bỏ lỡ phân khúc hấp dẫn này, một số doanh nghiệp trong nhóm gia vị và siêu thị cũng nhanh chóng tham gia chinh phục khách hàng. Điển hình nhất là Công ty Ajinomoto Việt Nam. Nếu trước đây công ty này chỉ sản xuất ra các dòng sản phẩm nêm nếm truyền thống thì nay có tới 4 nhóm gia vị giúp người tiêu dùng khi chế biến món ăn không cần thêm bất cứ gia vị nào khác.
Còn tại các siêu thị, ngoài việc bán các món ăn sẵn nhanh như gà, vịt quay, cá kho... thì nay hầu hết các hệ thống này bán luôn cả các món ăn Hàn Quốc, Nhật Bản đã nấu chín, đồng thời, phát triển thêm các dòng sản phẩm cho bữa ăn hằng ngày như bún thịt nướng, xôi gà, cà ri gà... Thêm vào đó, hiện nay quy mô cho các quầy trưng bày nhóm thực phẩm nấu chín cũng được siêu thị tăng gấp đôi so với trước đây và được bố trí ở vị trí đắc địa. 

Uber bị cấm tại Thái Lan, Tây Ban Nha

Thái Lan đề nghị Uber dừng hoạt động chỉ một ngày ngay sau khi hãng bị cấm tại Ấn Độ vì nghi án tài xế cưỡng bức hành khách.


Cục Giao thông đường bộ Thái Lan cho biết các lái xe tham gia Uber không đăng ký hoạt động và không mua bảo hiểm cho phương tiện vận hành. Hệ thống thanh toán bằng thẻ tín dụng của Uber cũng không tuân thủ đúng quy định.
"Họ phải dừng hoạt động ngay lập tức", Reuters trích lời Cục trưởng Cục giao thông đường bộ - Thiraphong Rodprasert, sau cuộc họp của giới chức Thái Lan với đại diện Uber, GrabTaxi và EasyTaxi về dịch vụ này. Đại diện Uber cho biết tôn trọng quyết định trên và sẽ tiếp tục trao đổi với cơ quan này để dịch vụ phù hợp với luật pháp Thái Lan.
uber-5736-1418182991.jpg
Uber đang gặp rắc rối tại nhiều nước. Ảnh: Marshable
Hôm qua, một tòa án của Tây Ban Nha cũng đã ra lệnh cấm tạm thời dịch vụ này, sau đơn kiện của Hiệp hội Taxi Madrid. Trước đó, nhiều vụ biểu tình của các hiệp hội taxi trong nước đã diễn ra vì hoạt động Uber. Quan tòa cho rằng các tài xế tham gia Uber không được chính quyền chấp thuận và dịch vụ này "cạnh tranh không công bằng".
Dù vậy, người phát ngôn của Uber tại đây cho biết công ty "vẫn đang hoạt động" ở Tây Ban Nha. "UberPop là giải pháp chia sẻ hành trình và chi phí đi xe cho mọi người. Chúng tôi sẽ tiếp tục hoạt động. Phán quyết này bất đồng với quan điểm của Tây Ban Nha và Liên minh châu Âu về lợi ích của các dịch vụ chia sẻ. Uber sẽ vẫn tuân theo luật pháp Tây Ban Nha và đang cân nhắc các động thái pháp lý sau sự việc này", người này cho biết trên BBC.
Hôm qua, công tố viên hai thành phố San Francisco và Los Angeles (Mỹ) cũng đã nộp đơn kiện Uber vì không làm tốt việc bảo vệ hành khách. Ông George Gascon – công tố viên San Francisco và đồng nghiệp Jackie Lacey từ Los Angeles cho rằng Uber đã "cam kết sai hoặc gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng, đồng thời tham gia cung cấp dịch vụ trái với quy định bang California", theo Los Angeles Times.
Dù Uber khẳng định có quy trình kiểm tra lý lịch "hàng đầu ngành công nghiệp", Gascon cho rằng hoạt động này "hoàn toàn vô ích" do Uber không dùng dấu vân tay các tài xế. Đầu tuần này, Uber còn bị thành phố Portland (bang Oregon) kiện vì vi phạm luật của bang. Còn thành phố Rio de Janeiro (Brazil) cũng khẳng định dịch vụ này là bất hợp pháp.
Trước đó, Tòa án Công thương Hà Lan cũng đã phán quyết Uber phải dừng dịch vụ UberPop, do "các tài xế chở khách có thu phí mà không được cấp phép hành nghề là trái pháp luật". Trong khi đó, Uber cho biết "sẽ tiếp tục cung cấp dịch vụ", bất chấp lời đe dọa phạt tiền tới 100.000 euro với hãng và 40.000 euro với các tài xế.
Uber được thành lập năm 2009. Ứng dụng cho phép người dùng đăng ký hành trình và thuê xe qua smartphone, gần như có thể thay thế các hãng taxi. Hiện nay, Uber đã được sử dụng tại hơn 250 thành phố ở 45 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Uber Ấn Độ hoạt động từ tháng 9 năm ngoái và hiện có mặt tại 11 thành phố nước này.

Nhà chậm tiến độ, rao lỗ hàng tỷ đồng mà không ai mua

Mua nhiều căn hộ từ khi giá cao, nay nhiều nhà đầu tư đang chật vật rao bán, thậm chí chấp nhận lỗ một phần ba.


Giữa năm 2011, anh Lâm chi hơn 3 tỷ đồng để nộp tiền mua 2 căn hộ tại dự án trên đường Lê Văn Lương kéo dài (Hà Đông) nhằm đầu tư kiếm lời khi thị trường tăng giá. Đến nay, số tiền phải nộp cho chủ đầu tư đã lên tới khoảng 6 tỷ đồng. Thời điểm đó, giá mỗi m2 vào khoảng 1.300-1.400 USD (khoảng 28 triệu đồng thời điểm đó), chưa kể khoản chênh 100 triệu đồng một căn. Dự án được khởi công vào năm 2009 và theo kế hoạch sẽ bàn giao vào năm 2012-2013.
Tuy nhiên, không lâu sau đó, thị trường đi xuống, chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính nên dự án đắp chiếu và trải qua giai đoạn khiếu kiện kéo dài. Sau nhiều lần gia hạn, đến nay dự án vẫn chưa hoàn thành. Mệt mỏi vì phải chờ đợi kéo dài trong khi cũng đang gặp khó khăn về tài chính nên anh Lâm quyết định rao bán 2 căn hộ với giá 17 triệu đồng mỗi m2. Tuy nhiên, hơn một năm nay vừa đăng tin trên mạng, vừa gửi môi giới các sàn nhưng 2 căn hộ của anh vẫn chẳng có ai hỏi mua. 
"Kể cả có giao dịch thành công thì số tiền thu về cũng bị lỗ một phần ba", anh Lâm cho biết.
usilk-city2-500-9414-1418176002.jpg
Dự án Uslik City đang được thi công rất ì ạch dưới dự giám sát của đại diện khách hàng. 
Theo nhà đầu tư này, một trong những nguyên nhân khiến căn hộ của anh không giao dịch được là vì dự án bị chậm tiến độ và mang tiếng xấu trong suốt mấy năm gần đây. Anh cho biết hiện đã nộp 100% tiền nhưng không biết khi nào mới được nhận nhà sau nhiều lần hứa hẹn, gia hạn của chủ đầu tư. Theo nhà đầu tư này, anh vẫn còn may mắn hơn khi mua căn hộ ở tòa nhà sắp vào giai đoạn hoàn thiện. "Nhiều người mua ở những tòa chưa triển khai thì khả năng thu hồi vốn còn mờ mịt hơn vì hiện nay chủ đầu tư đã gần như kiệt sức", anh Lâm nhận định. 
Cùng chung cảnh ngộ, năm 2012, anh Bình (Hoàng Mai, Hà Nội) bỏ tiền đầu tư 3 căn hộ tại dự án ở Long Biên. Thời điểm đó, anh mua dự án với giá khoảng 28 triệu đồng một m2 và định sau này lên giá sẽ bán. Tuy nhiên, sau đó thị trường đi xuống, phân khúc căn hộ cao cấp thanh khoản gần như "đóng băng" nên anh Bình không bán được. Có thời điểm cần tiền, anh rao bán cắt lỗ còn 22 triệu đồng một m2 nhưng không giao dịch được.
Anh kỳ vọng sau khi dự án bàn giao có thể dễ bán hơn. Tuy nhiên, đến nay, chủ đầu tư đã chậm bàn giao căn hộ hơn nửa năm so với hợp đồng. Hơn nữa, hiện dự án đang được thi công cầm chừng do chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính.
Theo anh Bình, tính đến nay, cả 3 căn hộ anh chịu lỗ khoảng một tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu giờ có người mua, anh sẵn sàng bán để thu hồi vốn.
"Giờ có chờ đợi cũng không biết khi nào mới được nhận nhà vì chủ đầu tư đang gặp rất nhiều khó khăn. Gần đây, khách hàng, ngân hàng và chủ đầu tư đã phải họp bàn để tìm phương án tài chính mới cho dự án nhưng vẫn bế tắc", anh Bình cho hay.
Ông Nguyễn Quốc Trường, Giám đốc sàn bất động sản Vinh Phúc (Hà Đông) cho biết, hiện đơn vị đang có trong tay danh sách khoảng 30 căn hộ nằm trong các dự án thuộc dạng "đắp chiếu" của các nhà đầu tư gửi bán. Tuy mức giá rao bán đã lỗ thậm chí đến một nửa vốn đầu tư trước đây, nhưng vẫn không có khả năng giao dịch được.
"Người mua nhà để ở hoặc đầu tư hiện nay đều rất cẩn trọng trong việc chọn lựa dự án để mua. Hơn nữa, bản thân đơn vị môi giới cũng không muốn giới thiệu những dự án này cho khách vì sợ ảnh hưởng đến uy tín của sàn mặc dù bên bán sẵn sàng chi mức phí cao", ông Trường nói.   
Trong một cuộc hội thảo gần đây, ông Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đất Xanh miền Bắc cho biết tiến độ và tính pháp lý của dự án là một trong hai yếu tố được khách hàng quan tâm đầu tiên khi xem xét mua căn hộ để ở hoặc đầu tư. Do đó, bản thân các sàn cũng rất cẩn trọng khi lựa chọn sản phẩm để bán.   

Đổ xô đi săn cổ phiếu dầu khí

Gom hơn 4.000 cổ phiếu PVD và PVT mấy ngày thị trường lao dốc, sáng nay chị Nguyễn Thị Kiều (Tân Bình, TP HCM) vẫn tiếp tục săn hàng.


Chị Kiều chia sẻ với VnExpress: "Các công ty chứng khoán đã khuyến cáo không nên ôm cổ phiếu dầu khí lúc này để tránh rủi ro nhưng tôi muốn mua lúc thiên hạ chán, để dành bán lúc thiên hạ thèm. Không thể dửng dưng khi giá đột ngột rẻ thế này".
Tham gia thị trường chứng khoán được 5 năm, nếm trải khá nhiều cung bậc thăng hoa và lao dốc của Vn-Index, chị Kiều nhận xét cổ phiếu dầu khí là nhóm hàng nặng ký, xứng đáng để đầu tư lâu dài. Vì thế, trong những đợt thị trường rung lắc mạnh, mục tiêu săn lùng của chị luôn đặt cổ phiếu dầu khí lên hàng đầu. 
"Tôi đã rót hàng trăm triệu đồng vào PVD và PVT và cũng rất muốn nuôi một số mã dầu khí tại sàn Hà Nội nhưng chưa chuẩn bị kịp tài chính. Nếu còn có thêm đợt điều chỉnh, tôi vẫn chọn cách đi ngược dòng", chị Kiều cho hay.
2 phiên thị trường đỏ lửa đầu tuần anh Ngọc Hồ (quận 7) đã kịp bổ sung cổ phiếu GAS và PVS vào danh mục. "Tôi may mắn đã đẩy hàng chốt lời từ quý III và chưa bổ sung danh mục mới. Rất mê cổ phiếu dầu khí nên trong 2 phiên vừa qua thị trường điều chỉnh mạnh tôi đã kịp gom GAS và PVS với giá kỳ vọng", anh nói.
Theo phân tích của anh Hồ, GAS - một trong những mã "siêu sao" tại HOSE, anh đã theo dõi hơn một năm qua nhưng chưa một lần đặt lệnh mua vì quá đắt đỏ. Giá đỉnh của GAS cách đây khoảng 50 tuần trên 110.000 đồng. Sau ba phiên giảm, đến sáng nay GAS trượt xuống còn khoảng 70.000 đồng nên mua vào để đầu tư trung và dài hạn là hợp lý. Còn PVS đã điều chỉnh mạnh và liên tục trong thời gian qua nên mức giá hiện nay cũng hấp dẫn.

Khi được hỏi có ngại giá dầu thế giới tiếp tục biến động xấu gây ảnh hưởng đến cổ phiếu dầu khí trong nước thời gian tới hay không, nhà đầu tư này thừa nhận cũng có chút lo lắng. "Nhưng cơ hội trước mắt gom cổ phiếu với giá hời hấp dẫn đến nỗi tôi có thể dẹp mối lo qua một bên. Nắm giữ danh mục chỉ khoảng hơn 300 triệu đồng bằng vốn tự có, tôi không lo ngại giải chấp nên yên tâm giữ hàng", anh Hồ giải thích.
a-tb-do-xo-san-cp-dau-khi-9900-141820082
Nhiều nhà đầu tư vẫn lội ngược dòng gom cổ phiếu dầu khí giữa lúc thị trường tháo hàng và giá dầu thế giới còn diễn biến phức tạp. Ảnh: T.V
Theo nhân viên môi giới một công ty chứng khoán có thị phần nằm trong top 10 sàn TP HCM, trong 3 ngày qua, nhà đầu tư của sàn đã phân hóa rõ rệt thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất quyết tâm lội ngược dòng bắt đáy cổ phiếu dầu khí khi nhóm này giảm sàn hàng loạt bất chấp khuyến cáo rủi ro từ giá dầu thế giới. 
Nhóm thứ hai tẩy chay cổ phiếu dầu khí để bảo toàn vốn và ổn định danh mục đầu tư. Tuy nhiên, đến đầu giờ chiều nay, khi một số mã dầu khí gượng dậy, bật xanh trở lại, khá nhiều người tỏ ra tiếc nuối vì để vuột cơ hội chọn hàng tốt, giá hời. "Mua hay bán cổ phiếu dầu khí lúc này là câu hỏi chúng tôi nhận được nhiều nhất từ nhà đầu tư", vị này cho biết.
Trao đổi với VnExpress, Giám đốc tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán Ocean, Mai Vũ Thảo nhận xét: "Câu hỏi có nên đầu tư cổ phiếu dầu khí thời điểm này hay không là phép so sánh tương đối. Quyết định mua hay bán tùy thuộc vào vị thế của nhà đầu tư, đang cầm tiền hay đang ôm hàng rớt giá".
Theo ông Thảo, nếu nhà đầu tư nào đang cầm tiền mặt trong tay, ưa thích và am hiểu cổ phiếu dầu khí, có nhu cầu đầu tư từ vài tháng trở lên thì gom hàng thời điểm này là hợp lý. Bởi lẽ hiện nay giá cổ phiếu dầu khí đã giảm 50% so với mức đỉnh cách đây 52 tuần. Nếu đầu tư trung và dài hạn thì cơ hội lãi lớn hơn thua lỗ. Tuy nhiên, với những nhà đầu tư chỉ muốn mua bán trong 1-2 tuần đổ lại, ôm cổ phiếu dầu khí lúc này khá rủi ro, rất khó có lợi nhuận dù hàng rẻ.
Chuyên gia này cho rằng, cổ phiếu dầu khí vẫn chưa thoát khỏi mạch điều chỉnh và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể xác lập đáy mới do tác động từ biến động giá dầu thế giới. Vì vậy, nhóm cổ phiếu ngành nhiên liệu này không phải lựa chọn tối ưu cho nhà đầu tư lướt sóng. Ngoài ra với trường hợp nhà đầu tư vẫn còn nắm giữ cổ phiếu dầu khí trong tay thời điểm này, tâm lý chung vẫn là muốn tháo hàng để tránh cảnh "đêm dài lắm mộng". 
Giám đốc tư vấn đầu tư Chứng khoán Ocean cho rằng, còn quá sớm để xác định vùng an toàn của cổ phiếu dầu khí. "Nhà đầu tư trước khi quyết định bơm tiền vào những mã ngành này cần lưu ý biểu đồ giá cổ phiếu thường có tính chu kỳ: giảm sâu, đi ngang rồi mới tăng trở lại để cân nhắc dòng tiền và chiến lược đầu tư hợp lý", ông Thảo nhấn mạnh.

Thi tuyển Tổng giám đốc để cho Tổng công ty Quản lý bay

Cuộc thi tuyển chức danh Tổng giám đốc sẽ được tổ chức vào đầu năm tới theo quyết định của Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng sau một loạt sự cố liên quan đến quản lý bay.


Yêu cầu đặt ra với các ứng viên thi tuyển làm Thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay là phải tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành không lưu; tốt nghiệp hoặc đang học lý luận chính trị cao cấp trở lên; có ít nhất 7 năm công tác trong ngành Giao thông vận tải; 3 năm làm công tác quản lý về lĩnh vực liên quan đến bảo đảm hoạt động bay...
Ứng viên phải có Chương trình hành động, trong đó đánh giá thực trạng công tác bảo đảm hoạt động bay và những thách thức đối với hoạt động của Tổng công ty Quản lý bay trong quá trình hiện đại hóa và hội nhập hàng không quốc tế. Cùng với đó là đưa ra những mục tiêu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, an toàn, hiệu quả đối với việc cung ứng các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.
Gần đây, ngành kiểm soát không lưu đã xảy ra một loạt sự cố như vụ việc mất điện tại ACC Hồ Chí Minhmáy bay quân sự vi phạm khoảng cách với máy bay Vietnam Airlines... Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã đánh giá nguồn nhân lực của tổng công ty, trình độ kiểm soát viên không lưu rất thấp cả về trình độ và tiếng Anh. Những sự cố trong gần đây không phải trực tiếp do kiểm soát viên không lưu song cho thấy sự yếu kém của cả hệ thống.
Do vậy, Bộ Giao thông Vận tải đã quyết định thi tuyển chức danh lãnh đạo Tổng công ty Quản lý bay để chấn chỉnh công tác quản lý của doanh nghiệp này. Dự kiến cuộc thi sẽ được tổ chức vào đầu quý I/2015.

Việt Nam chịu tác động kép khi giá dầu bị giảm

Hoạt động khai thác, xuất khẩu nguy cơ chịu lỗ khi giá dầu thô xuống đáy 5 năm. Doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh nhiên liệu thành phẩm trong nước cũng không được hưởng lợi khi giá giảm.


Trên thị trường thế giới, giá dầu thô liên tiếp giảm thời gian qua và đã chạm ngưỡng 63 USD một thùng, mức thấp nhất trong 5 năm. Thông tin tiêu cực này đã ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xăng dầu trong nước.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Hoài Giang, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH một thành viên lọc hóa dầu Bình Sơn - đơn vị quản lý Nhà máy Lọc dầu Dung Quất cho biết khi giá dầu thế giới giảm thì đồng nghĩa với tổng doanh thu của nhà máy giảm theo. Để đảm bảo mức lợi nhuận phù hợp, doanh nghiệp buộc phải cắt giảm các chi phí sản xuất như nhân công, thiết bị, hàng hóa dịch vụ...
"Không chỉ những doanh nghiệp khai thác dầu mà cả những đơn vị cung ứng cũng sẽ bị tác động", vị này nhận định.
loc-dau-1608-1418129115.jpg
Các doanh nghiệp xăng dầu chịu tác động tiêu cực từ giá dầu thế giới giảm.
Ông Đặng Văn Sang, Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên dầu khí TP HCM (Saigon Petro) cho biết, hơn một tuần nay giá dầu giảm khiến hoạt động kinh doanh của công ty không mấy khả quan. "Vì đảm bảo nguồn hàng cung ứng cho khách, thông thường công ty theo chu kỳ 20 ngày nhập một lần. Lô hàng gần đây nhất chịu ảnh hưởng khá lớn từ giá dầu giảm khiến cả tháng nay công ty phải chịu lợi nhuận âm", ông Sang nói. Tuy nhiên, theo ông, giá dầu đang dần dần phục hồi nên có thể thời gian tới công ty sẽ bớt khó khăn. Saigon Petro là một trong những đầu mối xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, khí đốt của cả nước. Theo quy định, doanh nghiệp phải nhập hàng để đảm bảo dự trữ lưu thông trong thời gian 15-20 ngày.
Ông Nguyễn Văn Cảnh, Phó giám đốc Công ty xăng dầu khu vực II (Petrolimex Sài Gòn) cũng chia sẻ riêng tháng 10 và 11, việc giá bán lẻ liên tục giảm mạnh đã khiến công ty hầu như không có lãi. Bởi lẽ, công ty trước đó phải nhập giá cao nhưng khi bán lẻ giá lại sụt giảm mạnh. "Thông thường xăng dầu luôn nhập với số lượng lớn để dự trữ dù giá cao. Điều này khiến doanh nghiệp chịu rủi ro khi giá bán lẻ điều chỉnh mạnh. Sau khi trừ tất cả chi phí, hầu như đơn vị không có lãi trong hai tháng nay. Nếu tình hình giá dầu tiếp tục giảm sâu thì doanh nghiệp buộc phải chịu lỗ. Đây là quy luật thị trường", ông Cảnh giải thích.
Cũng gặp khó khăn khi giá dầu giảm, Tổng công ty xăng dầu khu vực IV thừa nhận cả tháng nay hoạt động kinh doanh xăng dầu của công ty bị ảnh hưởng. Doanh thu sụt giảm. Số lượng hàng nhập về nhiều nhưng bán ra không kịp nên lợi nhuận  thiếu khả quan.
Nắm thị phần lớn nhất trên thị trường cung cấp khí gas, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) cũng không khỏi buồn lòng khi giá dầu thế giới xuống thấp và phải xin sự hỗ trợ. Theo bản tin đăng trên cổng thông tin Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tổng giám đốc PV Gas Đỗ Khang Ninh đã kiến nghị PVN xem xét giúp PV Gas có được giải pháp hợp lý cho giá khí Hải Thạch Mộc Tinh bán cho các hộ tiêu thụ trong tình hình giá dầu xuống thấp khiến PV Gas phải bán lỗ.
Về tình hình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp này cho biết giá dầu giảm vừa qua nhưng Tổng công ty vẫn hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh. “Riêng việc giá cổ phiếu GAS mất 5.500 đồng trong phiên 9/12 có thể là do tâm lý đám đông. Nhiều nhà đầu tư nghĩ biến động giá dầu sẽ làm cho kết quả kinh doanh GAS sụt giảm. Tuy nhiên, tôi khẳng định hoạt động kinh doanh của đơn vị không  liên quan nhiều đến việc dầu tăng hay giảm”, lãnh đạo PV Gas khẳng định.
Sau nhiều phiên tăng liên tiếp từ đầu tháng, thị trường chứng khoán Việt Nam chao đảo khi bước vào tuần mới với việc VN-Index và HNX-Index cùng giảm điểm. Trong đó, VN-Index giảm tổng cộng hơn 23 điểm trong hai phiên vừa qua, xuống mức 555 điểm, thấp nhất trong nửa năm. Nguyên nhân chủ yếu do nhóm cổ phiếu dầu khí như GAS, PVD, PXS,  PVT, PVC, PVX… chìm trong sắc đỏ.
Chuyên viên phân tích Trần Đức Anh của Công ty Chứng khoán Bảo Việt nhận định sắc đỏ trên hai sàn hôm nay chủ yếu xuất phát từ nhóm ngành dầu khí. Giá dầu giảm đã khiến ngành sản xuất và khai thác dầu khí có mức giảm sâu nhất (6,8%).
“Đà bán tháo trong phiên hôm nay tiếp tục xuất phát từ các mã trong ngành dầu khí trước khi lan tỏa sang các mã ngành khác. Lực cầu bắt đáy mặc dù đã xuất hiện nhưng không đủ sức chống đỡ cho các chỉ số trước áp lực bán tháo về cuối phiên. Khối nhà đầu tư nước ngoài có phiên bán ròng thứ 2 liên tiếp, tuy nhiên giá trị ở mức rất thấp và tập trung ở các mã PVD, HPG, HAG, KDC, GAS. Điều này cho thấy, khác với những phiên trước, khối nhà đầu tư trong nước lại là nguyên nhân chính khiến thị trường giảm điểm”, vị này cho biết.
Là một quốc gia xuất khẩu dầu thô, kim ngạch đạt hơn 7 tỷ USD trong năm 2013, việc giá dầu giảm cũng tác động trực tiếp tới ngân sách Nhà nước. Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết nếu giá dầu giảm một USD, ngân sách sẽ hụt khoảng 1.000 tỷ đồng. "Nếu giá giảm về 85 USD thì thu ngân sách hụt khoảng 20.000 tỷ đồng", ông cho hay. Và đến nay, khi giá dầu đã giảm về dưới 65 USD một thùng, tình hình không khỏi lo ngại, đặc biệt trong bối cảnh Thủ tướng cho biết bội chi ngân sách Nhà nước năm tới phải giảm về 5% GDP, từ mức 5,3% GDP năm 2014.
Xét tình hình chung, ông Glenn B.Maguire - kinh tế trưởng của Ngân hàng ANZ khu vực Nam Á, ASEAN và Thái Bình Dương nhận định giá dầu giảm sẽ khiến lạm phát của Việt Nam giảm 2,6% và tăng trưởng GDP giảm 0,1%. “Tác động trực tiếp của cú sốc giá dầu phụ thuộc vào quốc gia đó có nhập khẩu nhiên liệu ròng hay không và cường độ tiêu thụ dầu là bao nhiêu”, ông nói.
gia-dau-JPG-5292-1418129115.jpg
Nguồn: ANZ
Chung quan điểm này, chuyên gia kinh tế Trịnh Quang Anh cho biết giá dầu giảm chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kinh tế trong nước, tuy nhiên lúc này "chưa thể bốc thuốc ngay" để hạn chế những tiêu cực vì việc định lượng các tác động còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thuế, sức tiêu dùng, giá cước vận tải và các khoản thu gián tiếp...
Song, trước mắt, vị chuyên gia từ ANZ tính toán trong 8 quốc gia thuộc khu vực, GDP trong 4 quý liên tiếp của Việt Nam sẽ chịu tác động lớn nhất từ giá dầu.
Trước tình hình này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết đã tính đến một số đối sách để giảm thiểu tác động tiêu cực. "Tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển là vấn đề căn cơ nhằm tạo nguồn thu lâu dài cho ngân sách Nhà nước", Bộ trưởng cho biết.
Đồng thời, Bộ Tài chính cũng nghiên cứu các phương án và kết hợp điều hành có hiệu quả về các giải pháp công cụ tài chính, thuế, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước. Cơ quan này cũng sẽ phối hợp với các ngành tham mưu cho Chính phủ điều hành sản xuất, khai thác dầu thô năm 2015 để đảm bảo có thu cho ngân sách Nhà nước và hiệu quả trong khai thác dầu.

Intel đạt giải 'Doanh nghiệp có chính sách nhân sự xuất sắc nhất' ở VN

Vượt qua nhiều ứng cử viên nặng ký, Intel Products Việt Nam được bình chọn là đơn vị nổi trội về hoạt động quản trị nhân sự, trong khuôn khổ giải thưởng Vietnam HR Awards 2014.

Lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam, giải thưởng Vietnam HR Awards dành cho những đơn vị có thành tích nổi bật trong quản trị nhân sự do báo Lao động & Xã hội cùng Công ty Talentnet phối hợp tổ chức, được sự bảo trợ của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Hội đồng thẩm định gồm các CEO, chuyên gia nhân sự uy tín của Việt Nam và khu vực.
Giành nhiều giải thưởng ở các hạng mục trong khuôn khổ Vietnam HR Awards, Intel cũng nhận số điểm cao nhất theo khảo sát, đánh giá của Hội đồng thẩm định. Do đó, giải Doanh nghiệp có chính sách nhân sự xuất sắc nhất đã được trao cho đơn vị này. Theo chia sẻ của Tổng giám đốc Sherry S. Boger, công ty hướng tới môi trường làm việc mà mọi nhân viên đều thể hiện sự tôn trọng, tin tưởng lẫn nhau, để đạt những kết quả xuất sắc. Các ứng viên nữ sẽ được ưu ái hơn khi nộp đơn xét tuyển và nếu chứng minh được khả năng làm việc nữa thì cơ hội trở thành nhân viên chính thức sẽ rất cao.
Intel cũng chiến thắng ở hạng mục Quản lý hiệu quả công việc xuất sắc, Môi trường làm việc tốt, Lương thưởng và phúc lợi hiệu quả tại Việt Nam, Hoạch định và tìm kiếm nguồn nhân lực xuất sắc.
Tập đoàn FPT nhận 2 giải Doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt và Doanh nghiệp có chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực xuất sắc. Việc xây dựng nhiều chính sách đãi ngộ, minh bạch về chế độ lương, phúc lợi, bồi dưỡng nhân tài... nhằm thu hút và giữ chân nhân lực đã giúp Tập đoàn được Hội đồng thẩm định đánh giá cao. Tại đơn vị này, cấp dưới có thể nói thẳng và trao đổi bình đẳng với cấp trên, giúp lãnh đạo tránh đưa ra những quyết định sai lầm và khuyến khích tinh thần đổi mới, sáng tạo cho nhân viên.
IMG-1673-JPG_1418260540_1418260547.jpg
Tập đoàn FPT, Tân Cường Minh (TCM Marketing Services), Thế giới di động, AIA, Intel, Unilever là những đơn vị có môi trường làm việc tốt. Ảnh: Nghệ Nguyễn
Thế giới di động ghi tên mình vào giải Hoạch định và tìm kiếm nguồn nhân lực xuất sắc, Môi trường làm việc tốt. Ở hạng mục quản lý hiệu quả công việc xuất sắc có Abbott, CSC Việt Nam, DHL.
Là một trong những giải được người lao động lẫn doanh nghiệp quan tâm nhất, Unilever, Abbott, Intel vượt qua nhiều ứng viên sáng giá khác để trở thành đơn vị có Lương thưởng và phúc lợi hiệu quả tại Việt Nam.
Các doanh nghiệp khác như AIA, Tân Cường Minh (TCM Marketing Services), HSBC, Intercontinental HaNoi Weslake, SamSung, Unilever cũng đã được xướng tên trong lễ trao giải.
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội Nguyễn Trọng Đàm đánh giá, chương trình tạo cơ hội cho các doanh nghiệp chia sẻ, học hỏi những kiến thức nhân sự hay, bổ ích. Mỗi doanh nghiệp có chiến lược phát triển nhân lực tốt sẽ tạo ra lực lượng lao động trình độ cao, góp phần thúc đẩy đất nước đi lên theo hướng phát triển bền vững và làm tốt các chính sách xã hội.
Với bà Tiêu Yến Trinh, Phó Trưởng ban tổ chức và thành viên Hội đồng thẩm định, điều làm Hội đồng thẩm định ấn tượng nhất là sự tham gia nhiệt tình và chuẩn bị chu đáo của các doanh nghiệp. Điều này chứng tỏ các đơn vị xem công tác quản trị nguồn nhân lực là nền tảng cho sự phát triển kinh doanh. Nhiều CEO khẳng định sẽ ủng hộ và đồng hành với công tác quản trị nhân sự cùng các công ty.
DSC08149-JPG-6613-1418275326.jpg
Intel là doanh nghiệp có chính sách nhân sự xuất sắc nhất.
Riêng ông Phạm Phú Ngọc Trai, Tổng giám đốc Công ty tư vấn Kinh doanh & Hội nhập Toàn cầu (GIBC), thành viên Hội đồng thẩm định tâm đắc với giải Quản trị nhân sự hiệu quả trong quá trình chuyển đổi.
Theo ông, nhiều doanh nghiệp trải qua những giai đoạn chuyển đổi và thường chỉ quan tâm tới hoạt động về kinh doanh và tài chính, trong khi vấn đề con người - nền tảng cho sự sống còn của doanh nghiệp lại bị bỏ quên. Đó là lý do Hội đồng thẩm định trân trọng sự kiên trì và đầu tư nghiêm túc của các doanh nghiệp vào công tác quản trị nhân sự trong quá trình chuyển đổi. Hạng mục này đã được trao cho Công ty cổ phần dệt may đầu tư thương mại Thành Công và CSC Việt Nam.
Phát động vào ngày 19/8/2014, Vietnam HR Awards 2014 nhận hàng trăm hồ sơ của các doanh nghiệp gửi về. Các ứng viên trải qua các vòng: sàng lọc hồ sơ, chấm điểm giấy, thuyết trình trước Hội đồng thẩm định và thị sát thực tế doanh nghiệp (dành cho các công ty đủ điều kiện cho giải "Doanh nghiệp xuất sắc nhất”).

Nga muốn tăng xuất khẩu năng lượng để sang châu Á

Tổng thống Nga - Vladimir Putin vừa cho biết sẽ tăng cường mối quan hệ năng lượng với châu Á, do thị trường châu Âu chậm lại và căng thẳng quanh vấn đề Ukraine.


Ông Putin đang trên đường tới Ấn Độ để trao đổi với Thủ tướng Narendra Modi về việc mở rộng hợp tác năng lượng và quan hệ chiến lược với New Delhi. Trong một cuộc phỏng vấn trước đó, ông cho biết Nga kỳ vọng giữ vững được vai trò "nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy cho thị trường châu Á". Trong lịch sử, Nga xuất khẩu phần lớn năng lượng sang phương Tây.
"Tuy nhiên, tiêu thụ tại thị trường châu Âu đang tăng trưởng quá chậm chạp. Trong khi đó, các rủi ro về chính trị, chính sách và vận chuyển lại lên cao. Ngược lại, các nước châu Á đang tăng tưởng rất nhanh. Vì thế, theo lẽ tự nhiên, chúng tôi sẽ quan tâm hơn đến việc mở rộng địa điểm xuất khẩu", ông Putin cho biết trên AFP.
Nga-2456-1418205764.jpg
Cảng dầu Kozmino ở miền đông nước Nga. Ảnh: Reuters
Xuất khẩu dầu mỏ từ Nga sang châu Á chủ yếu nhờ vào đường ống Đông Siberia - Thái Bình Dương. Đường ống này bơm dầu trực tiếp sang phía bắc Trung Quốc và tới cảng Kozmino ở miền đông nước Nga - nơi dầu thô sẽ được các tàu chở đi cung cấp cho cả châu Á. Nước này tuyên bố sẽ tiếp tục tăng xuất khẩu dầu sang châu Á, bất chấp giá lao dốc gần đây và nguồn cung từ Nga sang châu Á đã lên kỷ lục.
"Chúng tôi không cho rằng sản lượng sản xuất cho châu Á sẽ giảm", ông Alexander Gladkov - Giám đốc cơ quan phụ trách sản xuất và phân phối dầu khí tại Bộ Năng lượng Nga cho biết trên Wall Street Journal. Việc Nga tăng cung ứng cho châu Á sẽ giúp các nước như Trung Quốc và Nhật Bản giảm phụ thuộc vào các hãng sản xuất Trung Đông. Đồng thời giúp Moscow đạt mục tiêu xuất khẩu một phần ba số dầu thô sang châu Á cho đến năm 2020.
Chuyến thăm của ông Putin tới Ấn Độ diễn ra sau khi Moscow tuần trước quyết định hủy dự án đường ống Dòng chảy phương Nam (South Stream) trị giá 50 tỷ USD, vốn để bơm khí đốt cho châu Âu mà không qua Ukraine. Đây là dấu hiệu mới nhất về sự sa sút trong quan hệ giữa Nga và phương Tây, sau khi Nga hứng hàng loạt lệnh trừng phạt vì cáo buộc tham gia vào khủng hoảng Ukraine.
Ông Putin cho biết sẽ đẩy mạnh hợp tác trong các dự án dầu mỏ và khí đốt với Ấn Độ, đồng thời xây thêm nhiều nhà máy điện nguyên tử tại quốc gia Nam Á này. "Nguồn lực của chúng tôi cho phép xây 25 nhà máy năng lượng ở Ấn Độ. Theo các chuyên gia, kể cả số nhà máy này còn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của nền kinh tế đang phát triển này", ông Putin cho biết.

OPEC: Nhu cầu dầu thô sẽ giảm ở trong năm tới

Nếu tiêu thụ dầu thô đúng như dự báo của OPEC, chỉ khoảng 28,92 triệu thùng mỗi ngày, đây sẽ là mức thấp nhất kể từ 2002.


Trong báo cáo tháng vừa công bố tối nay (theo giờ Hà Nội), Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã giảm dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu thế giới xuống còn 28,92 triệu thùng mỗi ngày, giảm 280.000 thùng so với báo cáo trước đó. Theo đánh giá của Bloomberg, đây là mức thấp nhất kể từ năm 2002.
gia-dau-6023-1418217404.jpg
Cảnh sát kiểm tra đường ống dẫn dầu tại một nhà máy lọc dầu ở miền Nam Iraq vào tháng 8/2010. Ảnh: Reuters
OPEC cho biết nhu cầu của khách hàng sẽ thấp hơn kỳ vọng do sự bùng nổ nguồn cung dầu đá phiến từ Mỹ, vốn được dự báo sẽ tăng vọt từ năm sau.
Báo cáo đưa ra sau quyết định giữ nguyên sản lượng của OPEC hồi tháng trước, bất chấp giá liên tục sụt giảm. Nhà xuất khẩu lớn nhất trong nhóm OPEC - Ảrập Xêút cũng thúc giục các thành viên khác "chiến đấu" với làn sóng dầu đá phiến ở Mỹ, vốn được nhận định đã khiến thị phần của OPEC thu hẹp.
Kể từ tháng 6 đến nay, giá dầu đã giảm 40%. Từ đỉnh điểm 115 USD, dầu Brent xuống còn 66 USD mỗi thùng. Sự kết hợp của tăng trưởng kinh tế chậm chạp, đặc biệt ở các nước vốn dùng nhiều dầu như Trung Quốc, cộng thêm nguồn cung mới từ Mỹ được giới phân tích nhận định là nguyên nhân.

Giá dầu xuống sát 60 USD, vàng lại tiếp tục giảm


Giá vàng giảm hơn 6 USD xuống 1.226 USD mỗi ounce khi thị trường dầu vẫn tiếp tục dò đáy. 

Đầu phiên, giá từng lên đỉnh 7 tuần tại 1.238 USD một ounce, nhờ chứng khoán Mỹ yếu đi và USD mất giá so với rổ tiền tệ lớn trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường sau đó đi xuống khi giá dầu lao dốc 5%. Dầu thô Mỹ xuống đáy 5 năm tại 60,94 USD một thùng sau số liệu cho thấy tồn kho tại Mỹ tăng và Bộ trưởng Dầu mỏ Ảrập Xêút tuyên bố không có kế hoạch cắt giảm sản lượng. Dầu Brent hôm qua cũng xuống 64,24 USD một thùng.
Sáng nay, giá vàng phát tín hiệu phục hồi, lên 1.231 USD một ounce lúc 8h (giờ Hà Nội), tương đương 31,74 triệu đồng một lượng, chưa bao gồm thuế, phí. Giá trong nước đóng cửa hôm qua tại 35,17-35,32 triệu đồng.
Chứng khoán Mỹ hôm qua lao dốc vì nhà đầu tư bán tháo sau khi OPEC hạ dự báo nhu cầu tiêu thụ toàn cầu năm 2015. Cả ba chỉ số chủ chốt của phố Wall đều giảm trên 1,5%.
“Giá dầu yếu đã khiến vàng mất hấp dẫn theo. Tuy nhiên, chứng khoán mất điểm và đồng euro mạnh đã ghìm lại phần nào đà giảm”, James Steel - nhà phân tích tại HSBC cho biết.
“Một trong những lý do chúng tôi lạc quan vào giá năm tới là chứng khoán sẽ mất đà và có làn sóng nhà đầu tư quay trở lại thị trường vàng. Việc đó tạm thời đang xảy ra rồi. Nhưng tác động kép của việc lãi suất tại Mỹ tăng và USD mạnh lên sẽ khiến vàng khó tăng mạnh”, Caroline Bain - nhà phân tích tại Capital Economics cho biết.
Giá các hợp đồng giao tháng 2 hôm qua giảm 2,6 USD xuống 1.231 USD một ounce. Dự trữ tại SPDR Gold Trust - quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới đã tăng 0,37% lên 721,8 tấn hôm thứ Ba. Dù vậy, dự trữ quỹ này vẫn đang ở đáy 6 năm, do nhà đầu tư lo ngại Mỹ tăng lãi suất sớm có thể khiến nhu cầu vàng giảm sút.

Chênh lệch về giá vàng nội ngoại còn 3,6 triệu đồng

Mỗi lượng vàng miếng trong nước bán ra sáng nay về sát 35,28 triệu đồng sau khi chứng kiến sự đi xuống của giá thế giới. 

Vàng SJC của Tập đoàn DOJI mở cửa sáng nay tại 35,24 triệu đồng ở chiều mua, còn bán ra 35,28 triệu đồng. Giá giảm 50.000 đồng so với cùng thời điểm sáng hôm qua.
Tương tự, Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cũng điều chỉnh giảm dần niêm yết. Lúc 8h45, bảng giá của doanh nghiệp này niêm yết mua - bán lần lượt ở 35,23-35,28 triệu đồng.
Nguyên nhân khiến vàng SJC giảm giá sáng nay là thị trường quốc tế vừa có phiên hạ 4 USD mỗi ounce khi chốt phiên Mỹ. Tuy nhiên, giá đã phục hồi nhẹ trong phiên Á, lên quanh 1.229 USD lúc 9h, giờ Hà Nội. Quy đổi tiền Việt, mỗi lượng vàng thế giới hiện tương đương 31,69 triệu đồng.
vang-mieng-PWYY-1394-1418264829.jpg
Thời gian gần đây, việc giá vàng trong nước điều chỉnh tăng chậm, giảm nhanh hơn giá thế giới đã giúp độ vênh giữa hai thị trường có chiều hướng thu hẹp. Hiện khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới chỉ còn khoảng 3,6 triệu đồng, thấp hơn vài trăm nghìn đồng so với tuần trước.
Giá vàng trong nước ít sóng khiến lượng giao dịch nhỏ lẻ trên thị trường cũng chưa thể khởi sắc. Theo hệ thống PNJ ghi nhận, ngày hôm qua khách mua và bán tiếp tục cân bằng với tổng giao dịch đạt 220 lượng.
Riêng với kênh sỉ, doanh nghiệp này cho biết lực bán ra giữ vai trò chủ đạo mỗi khi giá vàng tăng. Chính nguyên nhân trên lý giải mức tăng “khiêm tốn” của giá vàng nội trong những ngày qua khi chứng kiến giá thế giới tăng mạnh và giúp thu hẹp độ vênh giữa hai thị trường.
Riêng giá USD ngân hàng hiện duy trì mức khá ổn định. Theo đó, Vietcombank niêm yết giá USD quanh 21.335-21.385 đồng từ đầu tuần đến nay. Ngoài thị trường tự do, giá mua bán cũng chỉ chênh so với ngân hàng vài chục đồng.

Nhập khẩu thép tới hơn 6 tỷ USD

Trị giá nhập khẩu của ngành thép đạt mức 6,6 tỷ USD, tính từ đầu năm đến nay.


Bộ Công Thương cho biết, trong tháng 11, Việt Nam đã nhập khẩu 1,1 triệu tấn sắt thép các loại, trị giá 728 triệu USD. Tính chung từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp đã chi 6,6 tỷ USD để nhập khẩu tổng cộng 9,9 triệu tấn sắt thép các loại, trong đó thị trường Trung Quốc chiếm 50% tổng lượng thép nhập vào.
Tính đến hết tháng 11 sản xuất thép trong nước đạt 2,7 triệu tấn, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2013. Tiêu thụ trong nước 4,73 triệu tấn, tồn kho 378.500 tấn thép thành phẩm, tăng 27% so với cùng kỳ. 
Trước đó, Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, mức nhập siêu của ngành thép vẫn không ngừng gia tăng thời gian qua. Trong khi doanh nghiệp trong nước chưa sản xuất được thép hợp kim chứa boron (Bo) thì lượng lớn mặt hàng này đang được nhập ồ ạt vào Việt Nam để hưởng mức thuế 0%.

Cổ phiếu dầu khí lại rớt giá, Vn-Index lùi về sát mức 550 điểm

Nhiều blue chip đã nỗ lực bật xanh, thậm chí GAS có lúc đã trở lại vạch tham chiếu tuy nhiên đến cuối ngày cổ phiếu dầu khí vẫn sa sút hàng loạt khiến Vn-Index lùi về 550,11 điểm khi chốt phiên 11/12.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tối qua giảm dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu thế giới trong năm tới xuống mức thấp nhất trong hơn 10 năm, thị trường chứng khoán Việt Nam sáng nay ngay lập tức có phản ứng, khi đầu phiên VN-Index có thời điểm xuyên thủng mốc 550 điểm, còn HNX - Index cũng không giữ được ngưỡng 85 điểm. Cổ phiếu nhóm ngành dầu khí hầu hết chìm trong sắc đỏ và bị bán mạnh, lan sang các nhóm ngành khác.
PVD là cổ phiếu dầu khí có lượng giao dịch lớn nhất trên sàn TP HCM (HoSE) với gần 540.000 đơn vị. Sau phiên tăng điểm ngày hôm qua, hôm nay cổ phiếu này quay đầu giảm 1.000 đồng. Dù vậy, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn quyết định gom gần 180.000 cổ phiếu PVD trong phiên sáng nay.
GAS - cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường tiếp tục giảm 500 đồng, khớp lệnh hơn 430.000 đơn vị và được nhà đầu tư nước ngoài mua vào hơn 133.000 cổ phiếu. Trong phiên, có lúc GAS rơi xuống gần mốc 70.000 đồng nhưng cuối phiên đã kịp phục hồi lại mức 73.500 đồng.
Các mã cổ phiếu dầu khí khác như PET, PGC, PGD, PVT, PXI, PXT cũng giảm 100 - 700 đồng so với phiên hôm qua và được giao dịch mạnh.
Về cuối phiên, đà giảm của các cổ phiếu dầu khí được hãm lại, đặc biệt là GAS khiến VN-Index dừng tại 555,56 điểm, giảm 1,6 điểm so với chốt phiên hôm qua. Khối lượng giao dịch đạt 49 triệu cổ phiếu, trị giá gần 800 tỷ đồng.
Chung hoàn cảnh, các cổ phiếu dầu khí trên sàn Hà Nội (HNX) tiếp tục chìm trong sắc đỏ, với PTS, PV2, PVC, PVE, PVS... Trong đó, PVS giảm 600 đồng và giao dịch tới hơn 1,4 triệu cổ phiếu. PVX cuối phiên tăng lại giá tham chiếm, giao dịch 1,4 triệu đơn vị.
Sàn Hà Nội hôm nay tiếp tục mất 0,31 điểm, xuống 84,9 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 21,4 triệu cổ phiếu, trị giá trên 300 tỷ đồng.
Sang phiên chiều, dấu hiệu hồi phục chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc ngắn ngủi lúc 13h45, Vn-Index tiệm cận vùng 558 điểm nhưng sau đó sắc đỏ vẫn tiếp tục bao trùm thị trường. Cổ phiếu dầu khí đồng loạt giảm mạnh. PVD và GAS lần lượt giảm 2.500 - 3.000 đồng, trong khi PET, PPC, PV T, PXS mất 400- 1.600 đồng.
Các mã vốn hóa lớn như VCB, VIC, BVH, MSN cũng sa sút, bị trừ 300- 3.000 đồng. Hơn 60% cổ phiếu rổ VN30 đi xuống. VNM, CTG, IJC, HAG, VSH giữ giá cùng với KDC, OGC, MBB, HSG bật xanh nhưng chưa đủ sức kéo thị trường đi lên.
Đóng cửa với 147 mã giảm giá, Vn-Index để mất tới 7,08 điểm, xuống 550,11 điểm, giao dịch 95,7 triệu cổ phiếu, tương đương 1.674,38 tỷ đồng. OGC bất ngờ vươn lên vị trí dẫn đầu lượng giao dịch tại HOSE với hơn 8,93 triệu cổ phiếu được sang tay.
Sàn Hà Nội chứng kiến cổ phiếu dầu khí trượt dốc không phanh. PVX giảm nhẹ còn PVB xuống đáy. PVS, PVC, PGS giảm mạnh 1.400 -1.900 đồng. Nhiều mã chủ chốt trong rổ HNX30 như: SHB, VND, BVS, KLS, VCG, SHS giảm 100-300 đồng.
Cuối ngày, HNX-Index giảm 0,82 điểm, dừng ở 84,4 điểm, chuyển nhượng gần 54 triệu cổ phiếu, ứng với 713,55 tỷ đồng. KLF dẫn đầu thanh khoản HNX với gần 7,6 triệu chứng khoán đổi chủ.
Trong ngày sa sút về điểm số, cả HOSE và HNX đều có thanh khoản yếu, tổng số cổ phiếu khớp tại hai sàn chỉ đạt 149,7 triệu đơn vị, trị giá 2.387,93 tỷ đồng, giảm 23% so với phiên hôm qua (3.092 tỷ đồng).

Mỹ có thể sẽ bỏ mặc các công ty năng lượng

Các công ty dầu mỏ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi giá rớt mạnh như hiện nay, nhưng dân chúng Mỹ sẽ giận dữ nếu Chính phủ quyết định cứu trợ nhóm doanh nghiệp này, tương tự như từng làm hồi khủng hoảng 2008.


Steen Jakobsen - kinh tế trưởng của Saxo Bank đã đoán đúng việc giá dầu lao dốc năm nay. Ông cho rằng giá sẽ xuống dưới 80 USD một thùng vào tháng 11. Và hiện tại, giá chỉ vào khoảng 65 USD.
Phần lớn chuyên gia kinh tế cho rằng bùng nổ khoan dầu và nhu cầu năng lượng khổng lồ trong nước đã giúp Mỹ hồi phục sau khủng hoảng tài chính 2008. Tuy nhiên, Jakobsen nhận định việc này sẽ sớm phản tác dụng, dù giá dầu giảm sẽ giúp người dân tiết kiệm được tiền đổ xăng.
Ông cho rằng năm tới, Chính phủ Mỹ có thể tìm cách cứu trợ ngành năng lượng nước này khi giá dầu thấp bắt đầu ảnh hưởng đến kinh tế. "Lĩnh vực năng lượng tương đối quan trọng với Mỹ. Vì trong dài hạn, mục tiêu chiến lược của Mỹ là độc lập về dầu mỏ", ông cho biết trên CNBC.
oil-3-3078-1418289168.jpg
Giá dầu thô trên thế giới đã mất gần 40% trong nửa năm qua. Ảnh: Bloomberg
"Nó sẽ khiến GDP mất ít nhất 0,5%. Việc này đã từng có tiền lệ rồi, như khủng hoảng giá dầu hồi thập niên 80 ấy", ông cho biết. Giờ đây, các hãng dầu mỏ cũng đang phải trải qua "đợt điều chỉnh khổng lồ", do chi phí thăm dò quá lớn, mà dòng tiền nhàn rỗi của họ chỉ còn rất ít.
Chứng khoán Mỹ đã lao dốc suốt từ đầu tuần này. Cổ phiếu ngành năng lượng cũng mất gần 12% trong năm. Giá dầu đang giao dịch ở đáy 5 năm, khi dầu Brent mất giá gần 40% từ tháng 6.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khác lại cho rằng bất kỳ động thái nào cứu trợ ngành năng lượng, hoặc ngân hàng cho họ vay, cũng là rất khó tưởng tượng. Mỹ vẫn đang hồi phục từ sau khủng hoảng 2008. Thời điểm đó, ngân sách Chính phủ đã được dùng để cứu trợ các tổ chức tài chính tại phố Wall. Dennis Gartman - chủ biên The Gartman Letter cho biết: "Chúng ta đã cứu trợ các ngân hàng và khiến công chúng rất giận dữ. Nếu giờ cứu các công ty năng lượng, tình hình cũng sẽ y như vậy".
Ngành sản xuất dầu của Mỹ là lĩnh vực tư nhân, rất khác các công ty quốc doanh ở Nam Mỹ hay Vùng Vịnh. Tuy nhiên, chi phí khai thác của Mỹ đắt đỏ hơn. Các nhà kinh tế học cũng nhận xét 2 bên sẽ còn tiếp tục ganh đua sản lượng trước khi quyết định cắt giảm để kìm hãm dư thừa nguồn cung.
Harry Tchilinguirian – Giám đốc bộ phận chiến lược hàng hóa toàn cầu tại BNP Paribas cho biết khả năng Chính phủ Mỹ can thiệp vào việc này là rất thấp. "Nếu giá dầu tiếp tục giảm cho đến năm 2016, dòng tiền tự do và khả năng vay vốn của các công ty nhỏ sẽ bị hạn chế. Nhiều vụ đóng cửa, phá sản có thể xảy ra. Nhưng từng ấy lý do đã đủ để Chính phủ vào cuộc chưa?", ông nhận xét.
Christian Schulz – nhà kinh tế học cấp cao tại Berenberg Bank cũng đồng ý rằng các công ty dầu mỏ và nhà băng cho họ vay vốn có thể sẽ gặp rắc rối nếu giá dầu thấp. Nhưng những việc này "cũng không đủ quan trọng về mặt hệ thống" để được Chính phủ cứu trợ. "Thay vào đó, các biện pháp giải quyết phi truyền thống sẽ được áp dụng nếu cần thiết. Khi ấy, một số nhà đầu tư và ngân hàng sẽ phải chịu mất tiền", ông cho biết.